-
07-31-2015, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Giảm phụ thuộc vào Trung Quốc: Chẳng mới nhưng không hề cũ
Mối lo ngại về tình trạng kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc không phải là câu chuyện mới nhưng vẫn là câu chuyện thời sự. Điều đó đang mang lại lợi ích cho cả 2 phía trong ngắn hạn nhưng hệ lụy không nhỏ. Một lần nữa các chuyên gia kinh tế lại sôi sục với vấn đề này. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cần tận dụng tốt hơn nữa thị trường này.
Sự tăng trưởng không thể hoan hô
Việt Nam đang đa dạng hóa thị trường xuất - nhập khẩu khá nhanh. Nhưng nhìn tình hình thương mại và số liệu thì thấy xuất-nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc, dù đang được điều chỉnh theo hướng phù hợp với lợi thế cũng như trình độ sản xuất mỗi bên, vẫn có sự bất cân xứng lớn. Và “mức độ thâm hụt thương mại không chỉ ngày một cao mà khó nắm bắt”, theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM.
Sự quan ngại về mối quan hệ phụ thuộc này quan trọng đến mức, trong báo cáo Kinh tế vĩ mô 2015 do chuyên gia của CIEM và Dự án Hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam vừa công bố đã đặt “Xử lý mất cân đối trong quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc” là vấn đề đầu tiên trong phần phân tích “Một số vấn đề kinh tế vĩ mô nổi bật”.
Đã vậy giá trị gia tăng nội địa trong xuất khẩu sang Trung Quốc thấp và có xu hướng giảm dần theo thời gian. Đơn cử như với sản phẩm gỗ, tỷ lệ này đã giảm từ 85% xuống còn 57%, máy móc thiết bị từ 50% còn hơn 35% như hiện nay.
Mối lo lớn hơn là hàng nhập từ Trung Quốc để phục vụ sản xuất chiếm trên 70% tổng giá trị nhập khẩu. Năm 2014 ngành dệt may, nhập khẩu tới 15 tỷ USD, bởi theo Bộ Công Thương, ngành này chỉ chủ động được 50% nguyên liệu còn hầu hết nhập từ Trung Quốc. Và hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu Trung Quốc cũng có tốc độ tăng rất cao với mức tăng 41,3%/năm.
Đặc biệt là Trung Quốc trúng thầu rất lớn ở nhiều công trình tại Việt Nam và các dự án EPC của Trung Quốc chủ yếu sử dụng nguồn cung từ Trung Quốc khiến nhập khẩu từ Trung Quốc cao. Như ngành xi măng có tới 23 nhà máy có tổng thầu là Trung Quốc, với tỷ lệ nội địa hóa chỉ 3%, nhiệt điện đốt than có 15/20 nhà máy và tỷ lệ nội địa hóa gần như bằng 0…
Và số liệu thống kê cho thấy thương mại Việt Nam - Trung Quốc tăng trưởng nhanh và liên tục trong 13 năm vừa qua và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
“Sự phát triển thương mại trong trường hợp này không đáng hoan hô trong dài hạn. Nhất là khi phần tiểu ngạch gia tăng”, theo PGS-TS. Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.
Bất ổn thế, nhưng vẫn cần
Điều lo ngại là buôn bán tiểu ngạch ở cả chiều xuất và nhập và số liệu thống kê cho thương mại tiểu ngạch không có, chỉ là số ước tính từ một số cơ quan do không kiểm soát được. Vì vậy vừa làm sai lệch số liệu thống kê, làm cho chính sách không đúng lại không kiểm soát được chất lượng hàng hóa nhập khẩu và khiến cho hàng hóa xuất khẩu thiếu ổn định, bị động và đã gây ra nhiều thiệt hại.
Xuất khẩu tiểu ngạch phía nổi thì tăng lượng hàng xuất nhưng lại gây nhiều bất lợi, thiếu ổn định, dẫn đến thiệt hại cho phía Việt Nam. Giá thu mua của các thương nhân Trung Quốc thường cao nhưng phần lớn chỉ có hợp đồng miệng dẫn đến hiện tượng bị ép giá nhưng không có cơ sở giải quyết khi có tranh chấp. Ngoài ra còn có thể dẫn đến lừa đảo, khi thương lái Trung Quốc tạo cầu ảo do đặt giá rất cao, sau đó chờ giá tăng cao hơn nữa họ lại tung ra bán lại cho đối tượng thu gom ăn chênh lệch.
Tuy nhiên, việc quản lý và xử lý các trường hợp vi phạm khá khó khăn. Cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề này chưa rõ ràng.
TS. Lê Xuân Bá nói “Chúng ta phải có tư tưởng chống phụ thuộc. Ta có thể phụ thuộc vào rất nhiều nền kinh tế nhưng không thể phụ thuộc nhiều vào một ai đó”.
Tư tưởng này ai cũng ủng hộ nhưng giảm thế nào, giảm được ngay hay không và nếu quyết liệt ngay có hệ lụy nào không?
Và CIEM đưa ra ba giải pháp quan trọng là kịp thời ngăn chặn những hành vi thu mua nông sản, hàng hóa vi phạm pháp luật. Hỗ trợ nông dân phát triển công nghệ nuôi trồng, chế biến nông sản sạch, có chất lượng cao. Hai nước cần thỏa thuận để chính sách giữa hai nước minh bạch và ổn định.
Cho đến nay việc định nghĩa thế nào là “phụ thuộc” và đặc biệt “lượng hóa mức độ phụ thuộc” vẫn chưa có kết quả thống nhất.
Chúng ta nói nhiều về “sự phụ thuộc kinh tế” với một thiên kiến và ẩn ức chính trị nhiều hơn là đo lường được điều này. Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, mỗi quốc gia đều là một mắt xích của chuỗi sản xuất, nên không có quốc gia nào không phải hợp tác, trao đổi với quốc gia khác. Quá trình này lại được dẫn dắt bởi các công ty đa quốc gia, nên ý nghĩa của sự phụ thuộc về kinh tế ở cấp độ quốc gia – quốc gia ngày càng mờ nhạt.
Cần tận dụng tốt hơn nữa thị trường Trung Quốc. Điều này đòi hỏi những thay đổi căn bản về mô hình tăng trưởng, chính sách ngành, kết hợp uyển chuyển với các chính sách vĩ mô như chính sách tỉ giá, chính sách thu hút FDI, chính sách với nhà thầu nước ngoài.
Trước mắt, Việt Nam có thể giảm sự phụ thuộc thương mại bằng cách thiết lập các hàng rào kỹ thuật như xây dựng các quy định về hóa chất, phụ gia; quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường...
Việt Nam hiện đứng trước cơ hội lớn để đa dạng hóa và làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế với các quốc gia khác từ những hiệp định tự do hóa thương mại mà chúng ta đang đàm phán và ký kết như với EU hay TPP. “Đây là cơ hội để Việt Nam cải thiện chất lượng nền kinh tế, chỉ khi nào sở hữu một nền kinh tế mạnh, chúng ta mới đủ tự tin để thôi không bàn về vấn đề “phụ thuộc”, TS. Phạm Sỹ Thành – kết luận.
TS. Phạm Sỹ Thành – Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR
<b itemprop='author'>Nhất Thanh[/B]
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- Thêm 1.200 đồng, giá xăng tăng lần thứ 3 năm nay
- Doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam: Vẫn loanh quanh "sân nhà"
- Xăng giảm 800 đồng/lít: Doanh nghiệp vẫn lãi to?
- Sớm ban hành văn bản hướng dẫn Luật DN, Luật Đầu tư
- TP.HCM: Trung bình có khoảng 90 doanh nghiệp “chết” mỗi ngày!
- Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2 công nghệ hiện đại nhất thế giới
- 6 tháng đầu năm, PVN thu về 4.080 tỷ đồng cổ tức/lợi nhuận từ doanh nghiệp khác
- Sẽ công khai 600 doanh nghiệp có số nợ thuế lớn nhất
- Báo cáo tài chính "minh oan" cho các doanh nghiệp bị bêu tên nợ thuế
- Yêu cầu thúc đẩy việc tiêu thụ xăng sinh học E5 trên toàn quốc
chung cư Charm City Bình Dương được xây dựng bởi Công ty TNHH DCT Partner Việt Nam giao thông thuận lợi đường rộng rãi chú trọng thiết kế. Charm City Bình Dương giagocchudautu.com giao thông...
Charm City Bình Dương cộng đồng...