-
07-25-2015, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Thủ tướng hứa kiểm soát nợ công dưới 65% GDP
Trước khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới về kiểm soát chi tiêu công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam dứt khoát kiểm soát nợ trong giới hạn cho phép.
Tại cuộc gặp với người đứng đầu Chính phủ chiều 24/7, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) - bà Victoria Kwakwa đánh giá cao nỗ lực và chính sách của Chính phủ trong 6 tháng đầu năm như quản lý chi tiêu tài khóa, kiểm soát nợ công, cải cách doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấu ngân hàng, xử lý nợ xấu và tái cơ cấu ngành nông nghiệp;
Dù vậy, đại diện WB cũng khuyến nghị Việt Nam cần quản lý chi tiêu tài khóa tốt hơn, đẩy mạnh hơn nữa các trọng tâm tái cơ cấu.
“WB sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam từ nguồn ODA để hỗ trợ ngân sách, kể cả nguồn ưu đãi để (IDA) để hỗ trợ tăng vốn cho Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC), đồng thời hợp tác và hỗ trợ tái cấu trúc ngành nông nghiệp”, bà Victoria Kwakwa cho biết.
Bà cũng khẳng định ưu tiên của mình trong hợp tác với các Bộ, ngành của Việt Nam nhằm chuẩn bị, ký kết và triển khai các hiệp định tài trợ vốn của kỳ IDA 17 cho Việt Nam, trong đó đã ký khoảng 1,5 tỷ USD và chuẩn bị danh mục cho năm tài khóa 2016-2017 để ký kết với tổng giá trị tài trợ khoảng 2 tỷ USD.
Giữa tuần, nhà tài trợ đa phương lớn nhất này cũng đã công bố nợ công Việt Nam tính đến cuối năm 2014 đạt con số 2,35 triệu tỷ đồng, tương đương 110 tỷ USD (bao gồm nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương).
Tại buổi công bố trên, bà Victoria Kwakwa cũng đã khuyến nghị Chính phủ cần củng cố tài khóa phù hợp với tăng trưởng để giảm bớt nhu cầu bù đắp thâm hụt ngân sách, đồng thời phải hợp lý hóa nguồn chi và cải thiện hiệu quả đầu tư công.
Trong cuôc gặp chiều 24/7, Thủ tướng cho biết mặc dù đã đạt một số kết quả song Chính phủ Việt Nam vẫn chưa thể hài lòng, đồng thời nhận thức đầy đủ về những khó khăn, thách thức phải giải quyết.
Như với vấn đề nợ công, Chính phủ cho hay sẽ tái cấu trúc lại, xem xét cơ cấu lại tài khóa, giảm bội chi ngân sách theo lộ trình, giảm chi thường xuyên, bảo đảm kế hoạch trả nợ.
Người đứng đầu Chính phủ nói các khoản vay mới sẽ chỉ tập trung cho đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu; hạn chế thấp nhất lãng phí, thất thoát, tiêu cực, tham nhũng. “Việt Nam dứt khoát kiểm soát nợ công trong giới hạn cho phép, dưới ngưỡng 65% theo quy định, bảo bảo an toàn tài chính quốc gia và giảm dần tỷ lệ nợ công sau năm 2017”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt để đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, trong đó tập trung giảm phấn vốn nhà nước trong doanh nghiệp, đổi mới quản trị doanh nghiệp và niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Đối với tái cơ cấu ngân hàng, Chính phủ đang chỉ đạo đẩy mạnh giai đoạn 2 tái cơ cấu các ngân hàng thương mại yếu kém đúng theo kế hoạch. Cùng với đó, Chính phủ cũng quyết tâm giảm nợ xấu; tính toán để tiếp tục tăng vốn cho Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC).
“Mục tiêu giảm nợ xấu xuống 3% vào tháng 9/2015 là khả thi”, Thủ tướng nhìn nhận.
Chí Hiếu
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- Giá dầu giảm: Lợi hay hại?
- Giữa 2 kỳ thay đổi giá, Quỹ bình ổn của Petrolimex tăng 60 tỷ đồng
- Dệt may hội nhập: Cơ hội lắm, thách thức nhiều
- WB: TPP sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng hơn 30%
- Ngành dệt may Việt Nam với bài toán khó về xuất xứ nguyên liệu
- Xuất khẩu thủy sản hai tháng đầu năm đạt gần 1 tỉ USD
- Bản tin kinh tế trong ngày 13/11/2015
- "Số doanh nghiệp khó khăn, giải thể thấp hơn nhiều so với thông lệ"
- Tập đoàn Điện lực tiếp tục rút ngắn chỉ số tiếp cận điện năng
- Lọc dầu Dung Quất đề xuất ưu đãi, Bộ Tài chính nói gì?
Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với Hà Nội và đồng bằng châu thổ sông Hồng,...
Dịch Vụ Thuê Xe Nâng Người Tại...