-
07-24-2015, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Chuẩn bị thanh tra một loạt tập đoàn và các bộ ngành
Từ nay đến cuối năm, Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra một số đơn vị trong đó có Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, Tổng cục Hải quan, Ngân hàng Nhà nước...
Ngày 23/7, Phó tổng thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh cho biết từ nay đến cuối năm cơ quan này sẽ tập trung thanh tra các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, được dư luận quan tâm và có nhiều đơn thư.
“Đó là các lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai, tài chính, ngân hàng, đầu tư xây dựng cơ bản và một số lĩnh vực đặc thù như xuất nhập khẩu. Tới đây sẽ thanh tra Tổng cục hải quan”, ông Ngô Văn Khánh cho biết.
Theo ông Lê Hồng Lĩnh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp (Thanh tra Chính phủ) theo kế hoạch đã được duyệt, tới đây, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra tại Tập đoàn than khoáng sản Vinacomin, Tổng cục Hải quan, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số địa phương được thanh tra như tỉnh Hòa Bình, Khánh Hòa, Nghệ An, Đắc Lắc...
Với một số lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra sai phạm, không loại trừ khả năng Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra đột xuất, thanh tra lại hoặc thanh tra đột xuất hoặc khi được Chính phủ giao. Với địa phương, sẽ thanh tra trực tiếp hành chính, quản lý sử dụng vốn, các đơn vị sự nghiệp có thu, đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn vốn ODA...
Tháng 8 tới đây, Thanh tra Chính phủ sẽ công bố kết luận của một số cuộc thanh tra như thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản ở Hà Nội, thanh tra Tổng công ty lương thực miền nam, thanh tra Bộ Công thương về tạm nhập tái xuất, thanh tra một số dự án của PVN và một số cuộc thanh tra khác ở địa phương…
11 nghìn tỷ đồng sai phạm chủ yếu ở ngân hàng, tài chính
Trong 6 tháng đầu năm 2015, Thanh tra Chính phủ phát hiện vi phạm về kinh tế 11.298,6 tỷ đồng. Số tiền này, theo ông Lê Hồng Lĩnh, có 4.900 tỷ đồng là vi phạm phát hiện qua thanh tra hành chính, còn lại là thanh tra chuyên ngành.
Với vi phạm phát hiện qua thanh tra chuyên ngành, đó là kết quả từ nhiều cuộc thanh tra, không thể nói rõ ngay là doanh nghiệp nào, chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, chiếm hơn 80%.
“Nhưng chủ yếu là từ Tổng công ty HUD và Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex”, ông Lê Hồng Lĩnh cho biết.
Trong lĩnh vực ngân hàng, sai phạm chủ yếu nằm ở hoạt động huy động vốn, cho vay, phân loại nợ, hạch toán kế toán thu chi tài chính, sai phạm về vốn điều lệ cổ đông, trích lập dự phòng, sai phạm về quản trị điều hành và an toàn kho quỹ…
Trong lĩnh vực tài chính, sai phạm tập trung ở thuế, nhiều doanh nghiệp cố tình chây ỳ nộp thuế.
Theo ông Lĩnh, với nhiệm vụ trọng tâm là phải thu hồi được tài sản vi phạm thì trước đây gặp rất nhiều khó khăn trong xử lý sau thanh tra vì Thanh tra Chính phủ cứ ra kiến nghị mà không có chế tài buộc các đơn vị phải thực hiện.
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 33 về xử lý sau thanh tra trong đó có đưa vào nhiều chế tài và chế tài mạnh mẽ nhất với doanh nghiệp là phong tỏa tài khoản. Từ đó, kết quả xử lý sau thanh tra có nhiều chuyển biến, tỷ lệ thu hồi từ mức 30% tăng dần lên 60% và nay là 80%.
Bùi Trang
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- 40.000 xe công 'ngốn' gần 13.000 tỷ đồng mỗi năm
- Quyết tăng thuế, vỡ tan mộng ôtô nhập giá rẻ
- Ôtô không bao giờ rẻ, xe nhập trên đà tăng giá
- Dự báo lạm phát năm nay ở mức 3%
- TPP tăng lợi thế cạnh tranh cho DN bánh kẹo chất lượng cao
- Việt - Trung phấn đấu kim ngạch thương mại đạt 100 tỷ USD
- Lương tối thiểu năm 2016: Tổng LĐLĐ đề xuất tăng 350-550.000 đồng
- Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng mạnh nhưng diễn biến khó lường
- 2,8 tỉ USD vốn FDI đầu tư vào ĐBSCL
- Nông nghiệp khó đạt mục tiêu xuất khẩu 31 tỷ USD
chung cư cao cấp Phúc Yên Prosper Phố Đông được phát triển bởi Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Dịch vụ Minh Hưng công viên dọc sông kiểu Châu Âu phù hợp đầu tư. bán căn hộ Phúc Yên Prosper...
Phúc Yên Prosper Phố Đông Khu căn...