Chủ đề: Khoảng trống ban đầu
-
07-19-2015, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Khoảng trống ban đầu
Từ khi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (sửa đổi) có hiệu lực (ngày 1-7) đến nay, các sở kế hoạch đầu tư, phòng đăng ký kinh doanh và doanh nghiệp đều gặp lúng túng vì luật thì có nhưng quy định không rõ. Việc Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) ra văn bản tạm thời hướng dẫn Luật Đầu tư, điều kiện đăng ký kinh doanh chỉ nhằm giải quyết ách tắc trước mắt. Nhưng khoảng trống làm luật vẫn còn nguyên đó.
Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (sửa đổi) được Quốc hội ban hành tháng 11-2014. Chín tháng đã trôi qua, nghị định và các văn bản hướng dẫn hai luật này vẫn chưa có. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) năm 2008 đã quy định: “VBQPPL phải quy định chi tiết, cụ thể để khi văn bản đó có hiệu lực thì được thực thi ngay. Trường hợp văn bản chưa có tính ổn định cao thì giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết”.
Quy định là vậy, nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại.
Quay trở lại những rắc rối cộng đồng doanh nghiệp gặp phải tại các phòng đăng ký kinh doanh trong những ngày đầu tháng 7. Theo tìm hiểu thực tế của TBKTSG tại Sở KH-ĐT TPHCM, nơi này đang gặp vướng mắc trong việc giải quyết các trường hợp tách giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh khỏi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp do hiện nay chưa có quy định. Sở KH-ĐT đang xin ý kiến bộ để giải quyết vấn đề này.
Bộ KH-ĐT lại cho rằng, ngày 26-6, bộ đã ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng quy định về đăng ký doanh nghiệp, đăng tại Cổng thông tin của bộ. Vì sao các cơ quan quản lý tại địa phương, trực thuộc bộ theo ngành dọc, lại không biết và lúng túng? Cơ quan quản lý còn lúng túng thì nơi hướng dẫn doanh nghiệp theo cách này, chỗ yêu cầu doanh nghiệp làm theo cách khác là điều dễ hiểu.
Cho nên, dù bộ đã có văn bản và các chuyên gia của bộ trả lời trên nhiều tờ báo rằng, các điều kiện, trình tự thành lập doanh nghiệp, từ hồ sơ đăng ký, đến con dấu... đều đã được cụ thể hóa tại điều 20, 21, 27 hay con dấu thực hiện theo quy định tại điều 44 song thực tế các sở KH- ĐT lớn và doanh nghiệp đều gặp vướng mắc. Như vậy khó thể nói luật hay văn bản đã rất cụ thể, không phải hỏi thêm. Đó cũng là nguyên nhân vì sao Thủ tướng yêu cầu ban hành văn bản tạm thời hướng dẫn Luật Đầu tư.
Ngay cả những quy định rất rõ ràng còn đầy vướng mắc như thế (ví dụ phân định mã ngành) thì các quy định khác (điều kiện kinh doanh) rất cần phải có hướng dẫn hoặc thống kê chi tiết, nhất là danh mục ngành nghề có điều kiện. Sẽ không có doanh nghiệp nào có thể tìm thấy kho dữ liệu về 399 điều kiện kinh doanh đã quy định tại 170 thông tư, quyết định của các bộ, ngành đã hết hiệu lực từ ngày 1-7-2015. Họ cần phải có các văn bản, nghị định, thông tư hướng dẫn.
Vấn đề là Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp được thông qua vào kỳ họp cuối năm ngoái nên vẫn tiếp tục áp dụng những quy định của Luật Ban hành VBQPPL năm 2008. Còn theo Luật Ban hành VBQPPL 2015, áp dụng từ ngày 1-7-2016 trở đi thì điều kiện ban hành các luật còn chặt chẽ hơn. Theo đó, một dự thảo VBQPPL như Luật Đầu tư hay Luật Doanh nghiệp khi trình ra Quốc hội phải kèm cả văn bản quy định chi tiết được chuẩn bị đầy đủ và trình đồng thời với dự án luật để có hiệu lực đồng thời với văn bản luật nếu được thông qua. Với cách làm luật kiểu này, thì những “lỗ hổng” thiếu hướng dẫn tại Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp mới hết được.
Trao đổi với TBKTSG về vai trò của các ủy ban của Quốc hội và Quốc hội khi để các văn bản luật ra đời và đi vào thực tiễn nhưng không đảm bảo tiến trình soạn luật (thiếu hướng dẫn chi tiết), ông Nguyễn Văn Phúc, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, thừa nhận: “Chậm ban hành văn bản hướng dẫn là vô hiệu hóa luật đi vào cuộc sống”. Ông nói: Quốc hội và các ủy ban của Quốc hội đã liên tục lưu ý, nhắc nhở, giám sát bằng nhiều hình thức khác nhau.
Ví dụ, với trường hợp của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, ngay tại kỳ họp thứ 7, khi lấy ý kiến, Ủy ban Kinh tế đã đề nghị Bộ trưởng Bộ KH-ĐT chỉ đạo, đôn đốc việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.
Trong báo cáo thẩm tra tại kỳ họp sau đó cũng nhắc lại việc này. Ông đặt câu hỏi: Với nhiều luật hiện nay chậm có hướng dẫn (như trường hợp Luật Khoáng sản sau hai năm sửa đổi Bộ Tài nguyên Môi trường cũng chưa có hướng dẫn - NV) thì liệu có liên quan đến lợi ích của bộ nào, ngành nào không?
Tuy nhiên, ông Phúc cũng thừa nhận ngay cả Quốc hội và các ủy ban có liên quan của Quốc hội cũng có trách nhiệm trong sự chậm trễ này và sẽ báo cáo lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, yêu cầu Chính phủ và các bên liên quan có giải trình chi tiết.
Ông Phúc nhấn mạnh rằng, ngay cả việc Chính phủ yêu cầu Bộ KH-ĐT ra văn bản “tạm” hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư là không đúng. Lẽ ra, Chính phủ phải ban hành nghị quyết, chỉ thị hoặc quyết định về hướng dẫn thi hành luật để đảm bảo hiệu lực pháp lý cao hơn, trong khi chưa có nghị định chính thức. Việc Chính phủ giao cho Bộ KH-ĐT ban hành văn bản vẫn chỉ là một cách: “Biến cái không hợp lý này thành cái không hợp lý tiếp”, theo lời ông Phúc.
TS. Võ Trí Hảo: Không nhất thiết duy trì thói quen chờ nghị định
Chất lượng làm luật Việt Nam ngày càng tốt lên, đặc biệt là Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Doanh nghiệp năm 2014. Hai đạo luật này là kết quả rà soát hàng trăm nghị định, thông tư, 6.475 điều kiện kinh doanh. Vì vậy hai đạo luật này đã tích hợp đầy đủ trong mình nó tất cả các nghị định, thông tư trước đó. Hay nói cách khác, những điểm cần giải thích, hướng dẫn trước đây đã được đưa thẳng vào luật. Bởi vậy, hai đạo luật này có thể đi thẳng vào cuộc sống mà không nhất thiết phải có nghị định hướng dẫn, giống như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự không cần nghị định thì mới thi hành được.
Mặc dầu có một vài quy định mới liên quan đến con dấu và thời hạn xử lý thông báo đăng ký kinh doanh, nhưng cơ quan đăng ký kinh doanh không vì thế mà từ chối, mà vẫn tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh ngay khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực.
Điều này cho thấy, chúng ta không nhất thiết duy trì thói quen phải chờ nghị định, phải có nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Càng nhiều đạo luật chất lượng cao không cần nghị định càng tốt. Lúc đó hệ thống pháp luật Việt Nam có thể bắt nhịp được với thông lệ quốc tế, bảo đảm quá trình hội nhập thành công.
Lan Nhi
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- Hơn 77.500 doanh nghiệp thành lập mới trong 10 tháng
- Bản tin kinh tế trong ngày 29/09/2015
- Đầu tư ra nước ngoài hơn 155 triệu USD trong nửa đầu năm
- Nhiều chính sách mở nhằm thu hút FDI vào nông nghiệp
- Đàm phán TPP: Các nước dành cho Việt Nam lộ trình thực thi phù hợp
- Người mua giảm chi, doanh nghiệp “phập phồng”
- Khách sạn Kim Liên được SCIC chào bán 112 tỷ đồng
- Cộng đồng kinh tế ASEAN: Đã đến lúc Việt Nam chấm dứt bảo hộ
- Standard Chartered dự báo GDP Việt Nam có thể đạt 6,9%
- Đảo chiều cán cân thương mại
Vòng đeo dương vật (hay còn gọi là "cock ring") là một dụng cụ phổ biến trong đời sống dục tình, được thiết kế để tăng cường trải nghiệm dục tình cho cả nam và nữ. Dưới đây là một số thông tin khích...
Vòng đeo dương vật và những điều...