Ông Nguyễn Anh Dương, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương nhận định trong RCEP quy định xuất xứ đơn giản hơn và tự do hơn so với các hiệp đinh kinh tế khác. Đồng thời, hai bên hứa cam kết kết nhiều hơn đối với tự do hàng hoá, dịch vụ đầu tư.



Ngày 17/7, Hội thảo công bố báo cáo Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam đã phân tích những khó khăn, thách thức của Việt Nam khi tham gia vào RCEP.



Tiếp cận thị trường 3,4 tỷ dân, nông sản, dệt may, thuỷ sản-dịch vụ hưởng lợi lớn



Chính thức khởi động từ năm 2012, RCEP là một hiệp định thương mại tự do cấp cao hướng tới mục tiêu hình thành quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN với 6 đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ÚC, New Zealand, Ấn Độ.



RCEP là khu vực kinh tế sôi động bậc nhất thế giới với thị trường 3,4 tỷ người, tổng GDP là 21 nghìn tỷ USD chiếm 29% thương mại toàn thế giới, lớn hơn TPP với 26%. Thêm nữa, đây là khu vực có sự gia tăng của tầng lớp trung lưu nhanh.



Ông Nguyễn Anh Dương, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương nhận định trong RCEP quy định xuất xứ đơn giản hơn và tự do hơn so với các hiệp đinh kinh tế khác. Đồng thời, hai bên hứa cam kết kết nhiều hơn đối với tự do hàng hoá, dịch vụ đầu tư.



Theo đó, RCEP được kì vọng sẽ mang lại những cơ hội to lớn cho Việt Nam thông qua việc cải thiện tiếp cận các thị trường đầu tư và xuất khẩu của ASEAN và các đối tác khác với nhu cầu hàng hoá đa dạng, mở cửa để nhập khẩu hàng hoá rẻ hơn nhất là thị trường công nghệ, máy móc. Từ đó, tạo cơ hội để Việt Nam tham gia vào các chuỗi giá trị và sản xuất khu vực;



Đồng thời, hiệp định giúp Việt Nam có thể giảm chi phí giao dịch, tạo dựng môi trường kinh doanh thân thiện, đẩy mạnh vị thế trong giải quyết tranh chấp về thương mại và đầu tư.



Xét về lợi ích, khi gia nhập RCEP, các ngành thuỷ sản, nông sản, công nghiệp xây dựng bên cạnh các lợi thế về dệt may, da giày... Đặc biệt, với ngành dịch vụ sẽ có nhiều cơ hội phát triển mạnh.



Cụ thể, cơ hội lớn cho xuất khẩu trong lĩnh vực phân phối, khách sạn và nhà hàng tới các nước RCEP đặc biệt là Nhật Bản và các nước ASEAN. Ngoài ra còn cung cấp dịch vụ phân phối tới ÚC, xuất khẩu truyền thống…



Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ gặp thách thức lớn trong ngành dịch vụ ngân hàng bởi đây là một lĩnh vực mà các nước RCEP đặc biệt là Singapore, NHật Bản, Hàn Quốc và Úc đã có trình độ phát triển cao.



'Việt Nam có thể được hưởng lợi lớn từ FTA theo cấu trúc trục bánh xe-nan hoa với cơ hội tăng thương mại hai chiều. Tuy nhiên, cũng có nhiều rủi ro khi khi phải cạnh tranh với Trung Quốc trong việc xuất khẩu may mặc, giày dép và gạo khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Đặc biệt, Trung Quốc cũng là đối thủ cho Việt Nam trong việc xuất khẩu thức ăn, thực phẩm và may mặc vào Hàn Quốc”, ông Dương nhận định.



TPP và RCEP không cạnh tranh nhau



Chuyên gia kinh tế cao cấp Ts. Võ Trí Thành cho biết RCEP và TPP không hề mâu thuẫn nhau và bổ trợ, bổ sung cho nhau giúp Việt tiến xa vào hội nhập.



Ông Thành so sánh, cả hai hiệp đinh đều có điểm chung là cam kết tự do hoá sâu rộng hơn thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư. Cam kết mở cửa



RCEP bắt đầu từ 2013 và dự kiến kết thúc năm 2015 trong khi đó TPP bắt đầu đàm phán từ 2010 và cũng dự kiến kết thúc vào 2015.



Trong RCEP, ASEAN là động lực, là hạt nhân dẫn dắt với mục đích hỗ trợ hợp tác để phát triển công bằng. Trong TPP thì Mỹ là chủ trì, làm chủ luật chơi. Mục đích của TPP là thiết lập một FTA của thế kỉ 21 nhằm giải quyết những vấn đề mới như: tiêu chuẩn lao động, môi trường cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ.



'Nhiều người nghĩ TPP và RCEP có cạnh tranh nhau, gây chồng chéo, Nhưng theo tôi, xét về tổng thể là hai hiệp định này bổ sung cho nhau.Việt Nam gia nhập 2 hiệp định này không chệch quỹ đạo trên con đường đi đến hình thành khu vực mậu do thương mại Châu Á Thái Bình Dương”, ông Thành nói.



Chuyên gia Võ Trí Thành khẳng định sau khi đã cân đo đong đếm những lợi ích và thua thiệt khi gia nhập RCEP thì phần lợi ích của Việt Nam vẫn nhiều hơn.



Trước đó, theo báo cáo đánh giá của ANZ, Việt Nam và Thái Lan sẽ là 2 quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ RCEP.



Cụ thể, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong 5 năm khi ký kết RCEP có thể đạt gần 8%, còn Thái Lan là 13%. Riêng với FDI thì RECP chiếm 85% dòng vốn FDI toàn thế giới, đây là yếu tố quan trọng tác động tới kinh tế Việt Nam.



Tuy nhiên gia nhập RCEP, Việt Nam cũng gặp nhiều thách thức, đáng chú ý là cơ cấu thương mại của Việt Nam khá tương đồng với các nước RCEP, do đó tính cạnh tranh khác cao. Mức độ tham gia của Việt Nam vào hoạt động thương mại dịch vụ khá khiêm tốn.



Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo Việt Nam phải tận dụng những cơ hội để khắc phục những khó khăn trong RCEP. Trước hết phải nâng cao cạnh tranh của sản phẩm trong nước, tập trung vào một số ngành được hưởng lợi, nhập khẩu công nghệ tiên tiến.







Thái Lan và Việt Nam là hai nước được hưởng lợi lớn nhất từ RCEP



Bạch Dương










Theo stockbiz.vn