Chủ đề: Hậu những dự án tỷ USD
-
07-09-2015, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Hậu những dự án tỷ USD
Việc nhiều dự án thép “tỷ đô” liên tiếp phá sản đang gây ra hậu quả xấu cho nhiều địa phương, tuy nhiên, trách nhiệm thuộc về ai vẫn chưa có câu trả lời.
Theo nhận định của giới phân tích, chính việc việc đặt niềm tin nhầm chỗ của cả nhà đầu tư lẫn chính quyền là nguyên nhân chính khiến những dự án tỷ USD rơi vào tình trạng hiện nay.
Hoành tráng… trên giấy
Tháng 9/2006, Dự án Nhà máy thép Guang Lian tại khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) do Tập đoàn E-United và Tycoons (Đài Loan) làm chủ đầu tư, được cấp giấy chứng nhận với vốn ban đầu là 1 tỷ USD, công suất 5 triệu tấn/năm. Sau nhiều lần điều chỉnh, vốn được nâng lên đến 3 tỷ USD, công suất vẫn giữ nguyên. Theo kế hoạch, dự án sẽ xây dưng và vận hành Nhà máy luyện cán thép giai đoạn 1 với công suất 3,5 triệu tấn/năm từ tháng 3/2010 đến năm 2013; Giai đoạn 2 hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2016. Tuy nhiên, sau 9 năm ì ạch kéo dài, Công ty TNHH Guang Lian Stell vừa gửi văn bản xác nhận với cơ quan chức năng Quảng Ngãi là không thể thu xếp được nguồn tài chính để tiếp tục dự án. Sự ra đi của nhà đầu tư đã để lại hàng trăm ha đất bỏ hoang, cỏ lác mọc um tùm bên cạnh hành trăm chiếc cọc lởm chởm, hoen rỉ cùng một số thiết bị, vật tư hư hỏng, chỉ còn giá trị… sắt vụn.
Không chỉ Nhà máy thép Guang Lian, Dự án Khu liên hiệp Gang thép Vạn Lợi (Hà Tĩnh) sau lễ khởi công hoành tráng hiện cũng rơi vào tình trạng triển khai cầm chừng mặc dù các cơ quan ban ngành của tỉnh Hà Tĩnh đã nhiều lần thúc giục. Ngày 19/5/2015, BQL KKT tỉnh Hà Tĩnh đã ra công văn số 647 về việc “chấm dứt hoạt động Nhà máy liên hợp gang thép công suất 250.000 tấn/năm này.
Dự án Nhà máy liên hợp gang thép Vạn Lợi được BQL KKT Vũng Áng cấp chứng nhận đầu tư ngày 15/6/2007, điều chỉnh lần 3 tháng 12/2009 với tổng mức đầu tư 1.764 tỉ đồng. Theo chứng nhận đầu tư, tháng 8/2010, nhà máy sẽ sản xuất thử ra phôi thép thương phẩm. Tuy nhiên, dự án đã không thực hiện được như cam kết.
Ngoài những dự án nêu trên, cũng có thể kể đến một loạt các dự án khác nằm rải rác ở các tỉnh thành cũng rơi vào tình cảnh tương tư như Khu liên hợp thép Cà Ná – Ninh Thuận (liên doanh giữa Vinashin và Tập đoàn Lion Group – Malaysia) với tổng vốn đầu tư lên tới 9,8 tỉ USD, công suất, 14,5 triệu tấn; dự án do Tập đoàn Thép Possco liên doanh với Vinashin tại Vân Phong (Khánh Hòa) có công suất giai đoạn 1 là 4 triệu tấn thép cán nóng/năm, giai đoạn 2 mở rộng lên mức 8 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư 5,4 tỷ USD; dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sắt xốp, vốn 1 tỷ USD, công suất 2 triệu tấn/năm do Tập đoàn thép KoBe (Nhật Bản) làm chủ đầu tư tại Nghệ An;…
Hậu quả nặng nề
Theo nhận định của giới phân tích, có 2 lý do dẫn đến tình trạng “hẩm hiu” các dự án trên. Thứ nhất, các dự án đều được khởi động ở thời kỳ kinh tế phát triển, nhu cầu của thị trường lớn nên khi nên khi thị trường khó khăn, các chủ đầu tư không tìm thấy lối ra cho sản phẩm nên việc chậm triển khai, thậm chí “chạy làng”.
Vào năm 2008, thời điểm hàng loạt các dự án thép tỷ USD vào Việt Nam thì tiêu thụ thép trên thế giới tăng mạnh, bình quân mức tăng khoảng 6% -7% liên tiếp từ 2008 trở về trước. Cùng với đó, nguồn cung khan hiếm đã đẩy giá nguyên liệu thô như quặng sắt, than mỡ tăng, giá phôi thép giao dịch trên thị trường cũng tăng tới 40%. Trong khi đó, tại Việt Nam, các dự án lớn luôn nhận được nhiều ưu đãi, như hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng đến chân công trình, miễn thuế thu nhập DN kéo dài, cùng với giá nhân công, giá năng lượng rẻ, khiến nhiều nhà đầu tư muốn nhảy vào lĩnh vực sản xuất thép.
Thứ hai, là “bệnh thành tích” của những địa phương. Trong thời gian qua, việc thu hút nguồn vốn FDI luôn được coi là một chỉ số quan trọng để đánh giá môi trường đầu tư kinh doanh cũng như tốc độ phát triển kinh tế-xã hội nên địa phương đua nhau thu hút những dự án tỷ USD, bất chấp những lời cảnh báo của các chuyên gia. Lấy ví dụ với các dự án thép, khi nhiều dự án “tỷ đô” lần lượt vào Việt Nam, Hiệp hội Thép Việt Nam đã đưa ra cảnh báo, các địa phương nếu cứ chạy theo thành tích, thu hút vốn đầu tư, không thẩm tra, đánh giá đúng năng lực tài chính, kinh nghiệm chuyên môn thực sự của các chủ đầu tư trước khi cấp phép, sẽ để lại hậu quả nặng nề. Bởi có không ít nhà đầu tư có được giấy phép nhưng không có năng lực thực hiện.
Điều đáng nói là sự ra đi của các nhà đầu tư đã gây ra hệ quả nặng nề cho các địa phương. Điển hình là khối nợ xấu hàng trăm tỷ đồng mà các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh phải gánh. Theo các số liệu thống kê, với tổng mức đầu tư của dự án này đã lên tới gần 1.000 tỷ đồng thì đã có hơn 750 tỷ đồng vay của các Ngân hàng Phát triển (chi nhánh Hà Tĩnh), Vietcombank Hà Tĩnh, BIDV Hà Tĩnh… Hiện, tài sản của dự án là một đống sắt gỉ sét bỏ không gần chục năm trời.
Vậy giải pháp nào để ngăn tính trạng này? Là người có nhiều năm làm việc với các DN FDI – ông Nguyễn Hoàng – một chuyên gia phân tích cho rằng, với việc thu hút đầu tư thì có một nguyên tác rất rõ ràng là nếu chúng ta có quyền lựa chọn nhà đầu tư và nhà đầu tư cũng có quyền lựa chọn đất nước để rót vốn, do đó không thể đổ lỗi hoàn toàn cho nhà đầu tư trong những thương vụ thất bại này. Theo ông Hoàng – việc hàng loạt dự án tỷ USD được địa phương cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng sau đó lại bị thu hồi, nếu địa phương cẩn thận lựa chọn dự án, chú trọng khâu kiểm tra, kiểm soát thì sẽ không xảy ra tình trạng trên bởi trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, chỉ cần lên mang chúng ta có thể biết ngay doanh nghiệp A, doanh nghiệp B là ai, đang làm gì, tình hình kinh doanh ra sao,… “Với doanh nghiệp chưa xác định rõ thông tin, địa phương có thể yêu cầu họ đặt cọc, quy định hiện nay cũng cho phép điều này” – ông Hoàng nhấn mạnh.
Theo nhiều chuyên gia, do ở Việt Nam hiện nay, rất khó có thể xử lý được ai phải chịu trách nhiệm về các dự án treo vì việc cấp phép dự án liên quan đến nhiều người, nhiều cơ quan, địa phương. Do đó, cần phải thay đổi cơ chế rõ ràng, quy trách nhiệm cho từng người, từng cá nhân cụ thể mới mong chấm dứt tình trạng này. “Cần phải có cơ chế rõ ràng trong xử lý tránh lãng phí tài nguyên của đất nước, đảo lộn cuộc sống xủa người dân nơi có dự án treo” – một chuyên gia nhấn mạnh.
Nguyễn Phước
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- Giá thuê đất quá cao, nhà đầu tư ngao ngán
- Ngày mai, đoàn Việt Nam lên đường ký hiệp định TPP
- Việt Nam xuất siêu trở lại trong tháng điều chỉnh tỷ giá
- Xuất khẩu dệt may cán mốc 20 tỉ USD
- Giá dầu giảm, ngân sách hụt thu... 32.000 tỷ đồng
- Mỹ kiện Việt Nam bán phá giá ống thép
- Sabeco vẫn phải nộp lại 408 tỷ đồng theo kết luận của Kiểm toán
- Logistics Việt mãi không chịu lớn
- “Doanh nghiệp sạt nghiệp chỉ bằng một công văn điều hành”
- Cao su sẽ được giá và Việt Nam dẫn đầu
Địa danh du lịch Indonesia này thuộc tỉnh Kalimantan và đặt trên hòn đảo Borneo xinh đẹp. Vườn quốc gia này cũng là một điểm du lịch sinh thái cực kỳ nổi tiếng và luôn xuất...
Du lịch Indonesia tết nguyên đán...